Có rất nhiều cách giải thích được đưa ra liên quan đến thuật ngữ ‘without prejudice’ và quan trọng hơn, là việc áp dụng nó. Có thể sẽ đơn giản và thực chất hơn khi tìm hiểu khái niệm pháp lý ‘prejudice’ được sử dụng trong đó mà theo đường link https://en.wikipedia.org/wiki/Prejudice_%28legal_term%29 có thể là một tham khảo tốt. Tra cứu Oxford Dictionary of Law sẽ thấy “prejudice n. Preconceived judgment” và từ đó tiếp tục tra cứu với ‘unfair prejudice’ và ‘without prejudice’. Ví dụ để minh họa và liên quan với những vấn đề bạn hỏi như sau:
Trong quá trình A khiếu nại đòi B số tiền 100 triệu, A có văn bản rằng nếu B trả cho mình 90 triệu thì A cũng sẽ đồng ý và kết thúc khiếu nại. Văn bản này là ‘without prejudice’ và nếu sau đó B không trả hoặc trả ít hơn 90 triệu thì A vẫn có quyền khởi kiện B ở Tòa án để đòi 100 triệu hoặc số còn lại chưa trả cho A. Trong quá trình thương lượng và giải quyết kể cả tại tòa án văn bản đó không được xem là bằng chứng chống lại A hay “không phương hại đến quyền lợi” của A. Còn nếu sau văn bản trên, cuối cùng B trả cho A 80 triệu và hai bên đã có [những] văn bản khác thể hiện sự cùng đồng ý rằng số tiền 80 triệu là thỏa thuận kết thúc khiếu nại đòi 100 triệu ban đầu thì [những] văn bản đó là ‘with prejudice’ dù rằng trên [một hoặc một vài văn bản] đó có thể có ghi ‘without prejudice’ trong quá trình thương lượng.
Tại tòa án có thể hiểu đơn giản “Prejudice is a bias on the part of judge, juror, or witness which interferes with fairness of judgment” để từ đó liên hệ với ‘without prejudice’. Bạn cũng có thể tham khảo thêm tại các đương link http://www.duhaime.org/LegalDictionary/W/WithoutPrejudice.aspx
và http://www.duhaime.org/LegalDictionary/W/WithPrejudice.aspx. Tra cứu Oxford Dictionary of Law sẽ thấy “without prejudice A phrase used to enable parties to negotiate settlement of a claim without implying any admission of liability. Letters and communications used in such negotiation and headed “without prejudice” cannot be adduced as evidence in any court action without the consent of both parties. However they may be relevant when costs are discuss in the court: thus the phrase “without prejudice save as to costs” is often added on settlement correspondence. Whether or not a letter or discussion is “without prejudice” and therefore cannot be disclosed to the court depends on whether it was a genuine attempt to settle a dispute, not on whether the words “without prejudice” were written on a letter or spoken in a meeting. The reason such discussions are kept secret from the court is that the courts are keen to encourage settlement of disputes without recourses to the courts, and if settlement discussions could be disclosed it might deter party from settling disputes.”
Luật pháp Việt Nam hiện hành có các quy định về ‘giá trị pháp lý’ của chứng thư hay ‘được coi là chứng cứ’ của kết luận giám định tương ứng với ‘without prejudice’ và ‘with prejudice’ như:
Luật Thương mại 2005:
Điều 261. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với bên yêu cầu giám định
Chứng thư giám định có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định nếu bên yêu cầu giám định không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
Điều 262. Giá trị pháp lý của chứng thư giám định đối với các bên trong hợp đồng
- Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định đó có giá trị pháp lý đối với tất cả các bên nếu không chứng minh được kết quả giám định không khách quan, không trung thực hoặc sai về kỹ thuật, nghiệp vụ giám định.
- Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về việc sử dụng chứng thư giám định của một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cụ thể thì chứng thư giám định chỉ có giá trị pháp lý đối với bên yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 261 của Luật này. Bên kia trong hợp đồng có quyền yêu cầu giám định lại.
- Khi chứng thư giám định lại có kết quả khác với chứng thư giám định ban đầu thì xử lý như sau:
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì kết quả của chứng thư giám định lại có giá trị pháp lý với tất cả các bên;
- Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định ban đầu không thừa nhận kết quả của chứng thư giám định lại thì các bên thoả thuận lựa chọn một thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định khác giám định lại lần thứ hai. Kết quả giám định lại lần thứ hai có giá trị pháp lý với tất cả các bên.
Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
Điều 95. Xác định chứng cứ
…
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
…
Điều 102. Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định
- Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
- Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
…
Như vậy, cụm từ "không phương hại đến quyền lợi" có thể viết hay hiểu là "không có định kiến hoặc tác động đến quyền lợi hay quyền yêu cầu cũng như trách nhiệm hay nghĩa vụ do luật định" và đơn giản rằng việc giám định là “độc lập, khách quan và trung thực”.