• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Trao đổi
  • Dịch vụ
  • Thuật ngữ
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ

Tìm kiếm

HỢP ĐỒNG

BẢO HIỂM

SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG

HÒA GIẢI
THƯƠNG MẠI

CÔNG LÝ

Công lý

Công lý mang tính tuyệt đối và khách quan, là sự công bằng, lẽ phải, đạo đức, chính nghĩa.

 

Luật Nhân-Quả của tự nhiên và vũ trụ, là công lý

mà con người cần nhận thức và buộc phải tuân theo:

 

1. Ai làm nấy chịu, không ai khác hưởng thay cũng như không có đấng vạn năng nào ban phúc hay cứu khổ. Vận mệnh do bản thân mỗi người tự nắm giữ, quyết định mà không phải do thế lực nào tạo nên;

 

2. Mỗi hành động của thân thể, lời nói từ miệng, nghĩ suy trong ý thức của con người mà toàn thiện, tức là không làm khổ mình, khổ người khác, luôn mang lại sự an vui, niềm hạnh phúc;

 

3. Gieo nhân ác thì phải lãnh quả khổ, không thể trốn tránh, không làm sao và cũng không ai khác cứu cho thoát khổ được. Cái có thể thay đổi là điều kiện để tạo thành quả, từ bỏ điều xấu cùng với làm việc thiện mới có thể chấm dứt ác duyên;

 

4. Tâm địa là mảnh đất tâm hồn mà trong đó mọi hạt giống thiện, ác đều được gieo, khi được tưới tẩm sẽ nảy mầm thiện, ác và cuối cùng là kết quả thiện, ác. Con người tin càng sâu nhân quả thì đạo đức càng được coi trọng, sẽ không mong cầu gì và luôn làm chủ cuộc sống.

 

Trí tuệ về sống và tái sinh

Nghiệp (karma):

 

Chúng sinh, người hạ liệt, kẻ cao sang; người đẹp đẽ, kẻ thô xấu; người may mắn, kẻ bất hạnh đều do hạnh nghiệp của chính mình.

 

Những người làm những điều ác hạnh về thân, lời và ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo các nghiệp theo tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào cõi dữ, khổ cảnh, đọa xứ, địa ngục. Chúng sinh làm những thiện hạnh về thân, lời và ý, không phỉ báng các bậc Thánh, theo chính kiến, tạo các nghiệp theo chính kiến, sau khi thân hoại mạng chung được sinh ở cõi lành, cõi trời, cõi đời.

 

Phương diện xã hội

  1.  
  2. 1. Công lý là lẽ phải, sự công bằng, phù hợp với đời sống, không thiên lệch, không tư vị bất kỳ ai. Chế độ nào cũng coi Tòa án là tượng trưng cho công lý, là cơ quan công lý của chế độ ấy;
  3.  
  4. 2. Công lý là sự nhận biết đúng đắn và tôn trọng theo lẽ phải của mỗi người, sự bình đẳng về các lợi ích chính đáng của mọi người;
Từ Điển Luật VN
Giới thiệu A đến B C D đến G H đến M N đến O P đến S T U đến Y

CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ÂN LUẬT

CÔNG TY LUẬT
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
ÂN LUẬT

Địa Chỉ : 157/13/32A Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: 090 393 2484 - Fax: - E-mail: anluat@alf.com.vn
  • Home
  • Về chúng tôi
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Tin pháp luật
  • Liên hệ
Copyright © 2018 - All rights reserved